Bài Đái Tháo Đường
Ngày tạo : 8/13/2015 Lượt xem : 2548
I/ Định nghĩa:
Đái tháo đường ( ĐTĐ) là bệnh rối loạn chuyển hóa glucide, lipid và protid, trong đó tình trạng thiếu insulin và hoặc đề kháng insulin làm đường huyết tăng cao và đường niệu dương tính.
II/ Triệu chứng lâm sàng:
- Ăn nhiều
- Uống nhiều
- Tiểu nhiều
- Gầy nhiều
III/ Biến chứng của bệnh ĐTĐ :
- Mắt : gây giảm thị lực, đục thủy tinh thể, viêm võng mạc có thể gây mù.
- Thận : gây suy thận.
- Thần kinh : mất cảm giác, đột quỵ.
- Tim : nguy cơ nhồi máu cơ tim, viêm tắc mạch máu.
IV/ GDSK :
- Tuân thủ chế độ điều trị.
- Chế độ ăn giàu chất xơ, đủ vitamin, giảm béo ( chất xơ có vai trò quan trọng trong chế độ ăn như chất độncó tác dụng làm giảm cholesterol, ngừa táo bón)
- Hạn chế rượu bia khi sử dụng thuốc hạ đường huyết vì có thể gây hạ đường huyết đột ngột.
- Dùng lượng muối vừa phải ( < 6 gr/ ngày)
- Sử dụng chất tạo vị ngọt nếu bệnh nhân thèm ăn ngọt.
- Theo dõi cân nặng, giảm cân trong trường hợp quá cân.
- Duy trì hoạt động thể lực cho phép.
- Tăng cường tập thể dục : đi bộ, chạy bộ, bơi lội,…… tập thường xuyên hàng ngày, ít nhất 15p/ lần, 3 – 4 lần/ tuần.
- Tăng cường vệ sinh cá nhân.
- Xoay trở ngừa loét.
- Kiểm tra chân hàng ngày nhằm phát hiện các tổn thương như : chỗ phồng, cục chai, chỗ đỏ.
- Rửa chân hàng ngày với nước ấm.
- Làm khô chân hàng ngày bằng nước ấm, chú ý kẽ ngón chân.
- Cắt ngắn móng chân, tay.
- Mang giầy đúng cỡ. không mang giầy cao su, nhựa.
- Các triệu chứng hạ đường huyết : đói, run rẩy, giảm ý thức.
- Các triệu chứng tăng đường huyết : khát, tiểu nhiều, buồn ngủ,…
- Tái khám đúng hẹn hoặc khi có triệu chứng tăng hoặc giảm đường huyết, các tổn thương ở da hoặc hôn mê các biến chứng ở mắt, tim mạch.
Trưởng khoa
BS Nguyễn Tấn Vinh