Banner here
Hotline here
  • Slideshow ảnh chính
  • Slideshow ảnh chính
  • Slideshow ảnh chính
  • Slide ảnh chính
  • Slide ảnh chính
  • Slide ảnh chính
  • Slide ảnh chính
HIỆU QUẢ - CẢM THÔNG - CẢI TIẾN LIÊN TỤC

icon HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Khoa Cấp cứu: 0623 883 115

icon ĐĂNG NHẬP THÀNH VIÊN

Người dùng:
Mật khẩu:

icon VIDEO GIỚI THIỆU

icon LIÊN KẾT WEBSITE

SƠ ĐỒ ĐƯỜNG ĐI

icon THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang trực tuyến: 22
Lượt truy cập: 812175

Cần làm gì khi ho kéo dài?

Ngày tạo : 8/1/2015    Lượt xem : 2799

Bên cạnh việc chữa bệnh chính là nguyên nhân gây ho, đôi khi bác sĩ cũng dùng thuốc ho hay thuốc long đàm.

Ho là phản xạ bảo vệ cơ thể, xảy ra đột ngột và lặp đi lặp lại nhằm làm sạch đường thở khỏi bị ứ đọng các dịch tiết, các chất kích thích, vật lạ… Có nhiều nguyên nhân gây ho và thường tùy thuộc vào thời gian xuất hiện triệu chứng.

 

Nguyên nhân và biến chứng

Đối với ho cấp tính, có thể có nguyên nhân hoàn toàn khác với ho mạn tính và trong ho mạn tính có đến 25% trường hợp có ít nhất 2 nguyên nhân gây ho trên cùng một người bệnh. Khi ho trên 3 tuần được gọi là ho kéo dài. Ho cấp tính (ho dưới 3 tuần): Nguyên nhân hay gặp nhất là cảm cúm, viêm xoang cấp, ho gà, đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, viêm mũi dị ứng hay không do dị ứng… 

 

Ho bán cấp (ho từ 3 - 8 tuần) thường do nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm xoang, hen phế quản... Còn với ho mạn tính (ho trên 8 tuần) có thể do những nguyên nhân như chảy dịch mũi sau, hen phế quản, trào ngược dạ dày thực quản, viêm phế quản mạn, giãn phế quản, dùng thuốc ức chế men chuyển điều trị tăng huyết áp, lao phổi, ung thư phổi, hút thuốc lá… 

 

Khảo sát lồng ngực bằng phim X-quang. Ảnh: V.H

 

Ho là triệu chứng có thể điều trị khỏi với tỉ lệ khá cao lên đến 85%. Tuy nhiên, đôi khi ho có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng cho cơ thể. Về toàn thân: Ho gây mất ngủ, mệt mỏi, biếng ăn, suy sụp tinh thần… Đối với tai mũi họng: Ho gây kích thích, tổn thương thanh quản làm đổi giọng, co thắt thanh quản… Đối với phổi: Ho gây vỡ phế nang, tràn khí trung thất, tràn khí màng phổi… 

Còn với tim mạch, ho gây cơn tăng huyết áp, vỡ mạch máu kết mạc mắt, niêm mạc mũi. Riêng về tiêu hóa, ho gây nôn ói, thoát vị bẹn, rốn… Đặc biệt với thần kinh, ho sẽ gây chóng mặt, ngất. Ngoài ra, ho còn có thể dẫn đến sinh non, sa sinh dục, són tiểu, són phân. Ở người bị loãng xương nặng có thể gãy xương sườn, người đang dùng thuốc chống đông có thể bị tụ máu thành bụng…

 

Lưu ý khi dùng thuốc ho

Ho chỉ là triệu chứng của một bệnh nên điều trị nguyên nhân gây ho thì triệu chứng này sẽ biến mất. Trong trường hợp ho cấp tính do cảm cúm, chỉ cần điều trị triệu chứng, bệnh cũng dần tự khỏi. 

Tuy nhiên, khi ho nếu thấy có kèm theo bất kỳ một trong những triệu chứng sau, bạn cần đi khám bệnh: Đó là ho có đàm xanh, vàng hay nâu gỉ; ho ra máu; ho có mủ mùi hôi thối; ho có kèm theo đau ngực, ho khò khè, khó thở, có triệu chứng phù 2 chân; ho thường lặp đi lặp lại vào ban đêm, sụt cân đột ngột, sốt, vã mồ hôi; khản tiếng ở người ho mạn tính…

 

Để điều trị chứng ho, bên cạnh việc chữa bệnh chính là nguyên nhân gây ho, đôi khi bác sĩ cũng dùng thuốc ho hay thuốc long đàm. Thuốc ho có tác dụng làm giảm ho, chỉ dùng trong trường hợp ho khan, kích thích gây khó chịu. Trong trường hợp ho có đàm, bác sĩ sẽ dùng thuốc làm loãng đàm hay tan đàm. 

Tuy thuốc ho là loại dược phẩm được bán không cần toa nhưng việc sử dụng cần thận trọng và tuân thủ một số nguyên tắc sau: Thuốc ho không thể thay thế thuốc điều trị bệnh chính gây ho, trái lại, có thể che lấp triệu chứng của bệnh. Vì vậy, chỉ dùng khi thật sự  cần, như ho nhiều làm khó chịu hay có nguy cơ gây biến chứng.

Thận trọng khi dùng thuốc ho cho trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, cho con bú, người già, lái xe hay vận hành máy móc. Với trẻ nhỏ, nên dùng muỗng lường có kèm theo chai thuốc để tránh việc dùng quá liều. Không nên cho trẻ vừa dùng thuốc ho vừa thuốc cảm vì 2 loại thuốc trên có thể chứa cùng hoạt chất có thể gây ngộ độc thuốc.

Thuốc ho chỉ dùng cho trường hợp ho khan, không dùng cho người ho có đàm và có triệu chứng suy hô hấp. Nên dùng liều thấp nhất có tác dụng và trong thời gian càng ngắn càng tốt để hạn chế tác dụng phụ của thuốc. Không dùng thuốc ho kết hợp thuốc long đàm vì đàm sẽ tiết nhiều hơn nhưng không khạc ra được. Không dùng thuốc ho quá 5 ngày, nếu còn tiếp tục ho đừng tự ý tăng liều, đừng dùng thêm một loại thuốc ho khác hoặc đổi thuốc ho mà  tốt nhất là cần đi khám bệnh. 

 

Không dùng thuốc tan đàm vào buổi tối

Thuốc làm loãng đàm và tan đàm không nên dùng vào buổi tối vì khi ngủ hoạt động của nhung mao ở niêm mạc phế quản sẽ giảm, dễ gây ứ đọng đàm trong phổi.

 

 
Theo alo bác sĩ

 

An toàn cho trẻ trong khi sử dụng xe hơi Phần 1

An toàn cho trẻ trong khi sử dụng xe hơi Phần 1...

Những nguyên nhân dẫn đến sẩy thai?

Sẩy thai là hư thai trước 20 tuần, gặp từ 15-20% thai kỳ. Khi thai ngừng phát triển, diễn tiến từ bó...

Những sự thật thú vị về chiếc mũi

Là một phần của hệ thống hô hấp, mũi giúp chúng ta hít thở, ngửi được mùi vị và kết nối với các cơ q...

Dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị "hỏng" thận

Khi cảm thấy buồn nôn, bị nôn mửa, chúng ta thường nghĩ tới nguyên nhân do thực phẩm hoặc tì vị có v...

Cẩn thận với chứng rối loạn tiêu hóa

Mặc dù hầu hết các triệu chứng của rối loạn tiêu hoá là hậu quả của một vấn đề tức thời nhưng cũng c...

Ðeo kính áp có gây mù mắt?

Có người nói rằng kính áp tròng gây hại cho mắt nếu sử dụng không đúng cách. Xin hỏi bác sĩ có đúng ...

Cúm dễ lây nhưng vẫn có cách trị

Bệnh cúm nguy hiểm là do tính lây lan nhanh, gây thành dịch và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Thời...

Viêm khớp dạng thấp: Bệnh hiểm nghèo nhưng không vô phương cứu chữa

Viêm khớp dạng thấp là bệnh thuộc nhóm các bệnh tự miễn, tức là hệ miễn dịch tấn công “nhầm” vào mà...

icon HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Top