Banner here
Hotline here
  • Slideshow ảnh chính
  • Slideshow ảnh chính
  • Slideshow ảnh chính
  • Slide ảnh chính
  • Slide ảnh chính
  • Slide ảnh chính
  • Slide ảnh chính
HIỆU QUẢ - CẢM THÔNG - CẢI TIẾN LIÊN TỤC

icon HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Khoa Cấp cứu: 0623 883 115

icon ĐĂNG NHẬP THÀNH VIÊN

Người dùng:
Mật khẩu:

icon VIDEO GIỚI THIỆU

icon LIÊN KẾT WEBSITE

SƠ ĐỒ ĐƯỜNG ĐI

icon THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang trực tuyến: 16
Lượt truy cập: 812262

Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mãn Tính

Ngày tạo : 8/13/2015    Lượt xem : 1996

 

I/ Định nghĩa:

 

- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD: Chronic Obstructive Pulmonary Disease)  là bệnh đường hô hấp nhỏ, đặc trưng bởi tắc nghẽn đường thở, bệnh thường tiến triển và  không hồi phục hoặc hồi phục một phần.

- COPD gồm viêm phế quản mãn và hoặc khí phế thủng, trong đó thể kết hợp viêm phế quản mãn và khí phế thủng là thường gặp nhất.

 

II/ Yếu tố nguy cơ:

 

-         Thuốc lá

 

-         Ô nhiễm môi trường

 

-         Nhiễm trùng hô hấp

 

III/ Chẩn đoán đợt cấp COPD: khi có 2 trong 3 triệu chứng sau:

 

-         Ho khạc đàm tăng

 

-         Đàm mủ

 

-         Khó thở tăng.

 

IV/ Giáo dục sức khỏe:

 

-         Tuân thủ chế độ điều trị

 

-         Tăng cường dinh dưỡng, nhu cầu dinh dưỡng >10 lần bình thường.

 

-         Ăn nhiều đạm (sản sinh CO2 nhưng ít, bổ sung năng lượng), ít béo (không  sản sinh CO2 nhưng gây no lâu, ảnh hưởng tim mạch), ít bột đường (sản sinh nhiều CO2), ít muối.

 

-         Uốngnhiều nước > 2000ml mỗi ngày, tránh uống nước trong hoặc trước khi ăn.

 

-         Chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày.

 

-         Ăn nhiều rau, quả bổ sung kali.

 

-         Hạn chế trà, cà phê, không uống rượu, uống nước có gas, hạn chế thức ăn gây đầy bụng, khó tiêu.

 

-         Đi bộ, tập thể dục nhẹ để kích thích cảm giác đói, thèm ăn.

 

-         Nghỉ ngơi, hạn chế vận động sau ăn no.

 

-         Tập luyện tăng cường chức năng phổi:

 

 

* Phương pháp thông đờm làm sạch đường thở: Có các phương pháp sau:

 

1. Ho có kiểm soát

 

- Ho thông thường: là một phản xạ bảo vệ của cơ thể nhằm tống những vật lạ ra ngoài. Khi các phế quản bám đầy đờm nhớt, gây phản xạ muốn ho. Cơn ho xảy đến do các kích thích ở cổ họng nhưng luồng khí không đủ để đẩy đờm di chuyển. Đối với bệnh nhân COPD ho thường làm người bệnh mệt, khó thở tăng lên, gây lo lắng và đôi khi làm cho bệnh nhân ngại ngùng ở nơi công cộng.

 

- Để thay thế những cơn ho thông thường dễ gây mệt, gây khó thở cần hướng dẫn bệnh nhân sử dụng kỹ thuật ho có kiểm soát.

 

- Ho có kiểm soát là động tác ho hữu ích giúp tống đờm ra ngoài, làm sạch đường thở và không làm cho người bệnh mệt, khó thở…

 

- Mục đích của ho có kiểm soát không phải để tránh ho mà lợi dụng động tác ho để làm sạch đường thở.

 

- Ở bệnh nhân COPD cần có một luồng khí đủ mạnh tích lũy phía sau chỗ ứ đọng đờm để đẩy đờm di chuyển ra ngoài.

 

 

* Kỹ thuật ho có kiểm soát

 

- Bước 1: Ngồi trên giường hoặc ghế thư giãn, thoải mái.

 

- Bước 2: Hít vào chậm và thật sâu.

 

- Bước 3: Nín thở trong vài giây.

 

-Bước 4: Ho mạnh 2 lần, lần đầu để long đờm, lần sau để đẩy đờm ra ngoài.

 

- Bước 5: Hít vào chậm và nhẹ nhàng. Thở chúm môi vài lần trước khi lặp lại động tác ho.

 

 

+ Lưu ý:

 

- Khạc đờm vào lọ để xét nghiệm hoặc khăn giấy bỏ vào thùng rác tránh lây nhiễm.

 

- Khi có cảm giác muốn ho, đừng cố gắng nín ho mà nên thực hiện kỹ thuật ho có kiểm soát để giúp tống đờm ra ngoài.

 

- Tùy lực ho và sự thành thạo kỹ thuật của mỗi người, có khi phải lặp lại vài lần mới đẩy được đờm ra ngoài.

 

- Một số người bệnh có lực ho yếu có thể thay thế bằng kỹ thuật thở ra mạnh.

 

2. Phương pháp thở ra mạnh: Nhằm thay thế động tác ho có kiểm soát trong những trường hợp người bệnh yếu mệt, không đủ lực để ho.

 

* Kỹ thuật thở ra mạnh

 

- Bước 1: Hít vào chậm và sâu.

 

- Bước 2: Nín thở trong vài giây.

 

- Bước 3: Thở ra mạnh và kéo dài.

 

- Bước 4: Hít vào nhẹ nhàng. Hít thở đều vài lần trước khi lập lại.

 

3. Phương pháp thở chúm môi:

 

- Khí bị nhốt trong phổi làm cho người bệnh khó thở; đẩy được lượng khí cặn ứ đọng trong phổi ra ngoài mới có thể hít được không khí trong lành.

 

- Thở chúm môi là phương pháp giúp cho đường thở không bị xẹp lại khi thở ra nên khí thoát ra ngoài dễ dàng hơn.

 

* Kỹ thuật thở chúm môi

 

- Tư thế ngồi thoải mái. Thả lỏng cổ và vai. Hít vào chậm qua mũi.

 

- Môi chúm lại như đang huýt sáo, thở ra bằng miệng chậm sao cho thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào.

 

+ Lưu ý:

 

- Nên lặp lại động tác thở chúm môi nhiều lần cho đến khi hết khó thở.

 

- Tập đi tập lại nhiều lần sao cho thật nhuần nhuyễn và trở thành thói quen.

 

- Nên dùng kỹ thuật thở chúm môi bất cứ lúc nào cảm thấy khó thở, như khi leo cầu thang, tắm rửa, tập thể dục…

 

4. Bài tập thở hoành

 

- Do tình trạng ứ khí trong phổi nên lồng ngực bị căng phồng làm hạn chế hoạt động của cơ hoành.

 

- Cơ hoành là cơ hô hấp chính, nếu hoạt động kém sẽ làm thông khí ở phổi kém và các cơ hô hấp phụ phải tăng cường hoạt động.

 

- Tập thở cơ hoành sẽ giúp tăng cường hiệu quả của động tác hô hấp và tiết kiệm năng lượng.

 

* Kỹ thuật thở hoành

 

- Ngồi ở tư thế thoải mái. Thả lỏng cổ và vai.

 

- Đặt 1 bàn tay lên bụng và đặt bàn tay còn lại lên ngực.

 

- Hít vào chậm qua mũi sao cho bàn tay trên bụng có cảm giác bụng phình lên,  lồng ngực không di chuyển.

 

- Hóp bụng lại và thở ra chậm qua miệng với thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào và bàn tay trên bụng có cảm giác bụng lõm xuống.

 

+ Lưu ý:

 

- Nên tập thở cơ hoành nhiều lần trong ngày cho đến khi trở thành thói quen.

 

 

- Sau khi đã nhuần nhuyễn kỹ thuật thở cơ hoành ở tư thế nằm hoặc ngồi, nên tập thở cơ hoành khi đứng, khi đi bộ và cả khi làm việc nhà.

 

5. Các biện pháp đối phó với cơn khó thở

 

- Chọn các tư thế đứng hoặc ngồi sao cho phần thân trên từ hông trở lên hơi cúi về phía trước. Có thể tìm các điểm tựa như tường, mặt bàn, bệ gạch…Tư thế này giúp cơ hoành di chuyển dễ dàng hơn.

 

- Luôn kết hợp với thở chúm môi.

 

- Ở tư thế ngồi, chi trên nên đặt ở tư thế sao cho khuỷu tay hoặc bàn tay chống lên đầu gối hay đầu tựa vào cẳng tay. Ở tư thế này, các hoạt động của các cơ hô hấp ở lồng ngực hỗ trợ tốt nhất để làm nở phổi.

 

V/ Cách sử dụng bình xịt định liều:

 

-         Bước 1: Mở nắp ống hít (nắp bình xịt)

 

-         Bước 2: Giữ bình xịt thẳng đứng và lắc kỹ

(Lưu ý : lắc thuốc theo phương thẳng đứng). Trong quá trình lắc, kết hợp thở ra thật hết (động tác này làm rỗng phổi của bạn, khiến việc hít thuốc tốt hơn)

 

-         Bước 3: Hít thuốc

 

Ngậm môi kín phần ngậm miệng ở đầu hộp thuốc (nhưng không cắn). Bắt đầu hít vào nhẹ và xịt thuốc. Cần phối hợp thật tốt lúc này: Bạn xịt thuốc  và hít vào THẬT NHANH, THẬT SÂU, THẬT DÀI. (Để thấy bạn đã làm đúng chưa, bạn có thể xịt thuốc trước gương, động tác xịt tốt là động tác sau xịt thuốc không thấy hình ảnh thuốc bay qua miệng và lỗ mũi).

 

-         Bước 4: Nín thở

 Sau khi hít thuốc, bạn nên nín thở càng lâu càng tốt (thông thường, người bệnh nín thở trong 10 giây hoặc đến khi tức thở thì thở ra)

 

+ Lưu ý:

 

- Mỗi lần xịt chỉ xịt một nhát. Sau khi thở đều 4 - 5 nhịp mới xịt tiếp nhát thứ 2. Nếu bạn xịt hai nhát liên tiếp nhau trong một lần thở thì sẽ có ít nhất 1 nhát sẽ bị lãng phí do bạn chưa kịp hít thì thuốc đã bay mất.

 

- Với những thuốc có chứa corticoid: người bệnh cần xúc miệng sau xịt thuốc để tránh bị nấm họng.

 

- Để đạt hiệu quả cao sau mỗi lần xịt, người bệnh cần thực hiện đúng động tác hít:  HÍT THẬT NHANH, THẬT SÂU, THẬT DÀI ngay sau xịt thuốc.

 

- Luôn mang theo thuốc bên mình để dự phòng và có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về cách xịt của bạn để đảm bảo đã xịt thuốc đúng cách.

 

 

                                                                                                                       TRƯỞNG KHOA

 

 

 BS Nguyễn Tấn Vinh

 

 

 

GIÁO DỤC SỨC KHỎE BỆNH TIM MẠCH

GIÁO DỤC SỨC KHỎE BỆNH TIM MẠCH...

Liệu pháp mới điều trị viêm gan vi rút B

Liệu pháp mới điều trị viêm gan vi rút B...

Moxifloxacin và Ciprofloxacin: Từ PK/PD đến thực hành lâm sàng.

Moxifloxacin và Ciprofloxacin: Từ PK/PD đến thực hành lâm sàng....

NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM DO VI KHUẨN SALMONELLA

NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM DO VI KHUẨN SALMONELLA...

SƠ CỨU CHẢY MÁU MŨI ĐÚNG CÁCH TỪ CHUYÊN GIA TAI MŨI HỌNG

SƠ CỨU CHẢY MÁU MŨI ĐÚNG CÁCH TỪ CHUYÊN GIA TAI MŨI HỌNG ...

ĐÔI NÉT CẦN BIẾT VỀ BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG

ĐÔI NÉT CẦN BIẾT VỀ BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG...

Đợt cấp COPD Vai Trò Nhiễm Trùng Và Điều Trị Kháng Sinh

Đợt cấp COPD Vai Trò Nhiễm Trùng Và Điều Trị Kháng Sinh...

BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ: NGUYÊN NHÂN, PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ: NGUYÊN NHÂN, PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA...

PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE MỘT HƯỚNG ĐI MỚI NHIỀU TRIỂN VỌNG

PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE MỘT HƯỚNG ĐI MỚI NHIỀU TRIỂN VỌNG ...

Cách ổn định đường huyết cho người bệnh đái tháo đường

ổn định đường huyết cho người bệnh đái tháo đường...

icon HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Top