Banner here
Hotline here
  • Slideshow ảnh chính
  • Slideshow ảnh chính
  • Slideshow ảnh chính
  • Slide ảnh chính
  • Slide ảnh chính
  • Slide ảnh chính
  • Slide ảnh chính
HIỆU QUẢ - CẢM THÔNG - CẢI TIẾN LIÊN TỤC

icon HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Khoa Cấp cứu: 0623 883 115

icon ĐĂNG NHẬP THÀNH VIÊN

Người dùng:
Mật khẩu:

icon VIDEO GIỚI THIỆU

icon LIÊN KẾT WEBSITE

SƠ ĐỒ ĐƯỜNG ĐI

icon THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang trực tuyến: 30
Lượt truy cập: 812276

Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Viêm Phổi Tại Nhà

Ngày tạo : 8/13/2015    Lượt xem : 1680

 

- Khi bị viêm phổi, trẻ có thể được điều trị tại nhà. Bốn công việc cần phải làm là:

 

      1. Cho trẻ uống kháng sinh thích hợp.

 

      2. Điều trị các triệu chứng kèm theo: sốt, khò khè.

 

      3. Biết cách chăm sóc trẻ tại nhà.

 

      4. Biết được khi nào cần đưa trẻ đến khám lại bao gồm tái khám theo hẹn và khám lại ngay lập tức khi trẻ trở nặng.

 

       - Điều quan trọng nhất để trẻ có thể khỏi bệnh là trẻ cần phải được cho uống kháng sinh thích hợp đúng cách, đủ liều và đủ thời gian. Khi được thầy thuốc chỉ định, các bậc cha mẹ cần nhận biết đúng dạng thuốc cần cho trẻ uống, liều lượng mỗi lần uống, số lần uống trong ngày và số ngày cần cho trẻ uống thuốc. Đối với các loại thuốc viên, cần tán nhỏ viên thuốc trước khi cho trẻ uống, có thể pha thêm một ít đường để bé có thể uống dễ dàng hơn. Nếu trẻ ói trong vòng 30 phút sau khi uống thuốc, cần cho bé uống lại một liều khác.

 

      - Tuy nhiên cũng cần tránh lạm dụng kháng sinh khi trẻ chỉ bị cảm ho thông thường. Thật thế ngoài việc tốn kém, tác dụng phụ trước mắt hay lờn thuốc về lâu về dài, người ta cũng đã chứng minh được rằng việc lạm dụng kháng sinh như thế cũng không ngừa được biến chứng viêm phổi ở trẻ chỉ bị ho cảm thông thường.

 

- Tùy trường hợp mà thầy thuốc sẽ cho trẻ các loại thuốc cần thiết khác như thuốc hạ sốt (Paracetamol), thuốc điều trị khò khè (Salbutamol, Trebutaline). Cần cho trẻ uống đúng theo hướng dẫn dù rằng các loại thuốc này cũng khá an toàn cho trẻ em.

 

Cách chăm sóc trẻ tại nhà

 

- Cần phải tăng cường cho trẻ ăn, bú, tránh các tập quán kiêng ăn. Cần cho trẻ ăn đủ chất, bú đều đặn khi đang bệnh. Khi trẻ vừa khỏi bệnh cũng cần bồi dưỡng thêm cho trẻ mau lại sức. Đối với trẻ nhỏ, khi mũi bị nghẹt, tắc, trẻ sẽ khó bú, khó ăn hơn. Vì vậy cần thông thoáng mũi, để trẻ có thể bú, ăn dễ dàng hơn.

 

- Cần cho trẻ uống nhiều nước hoặc tăng cường cho trẻ bú. Đây là điều rất quan trọng vì trẻ bị viêm phổi cần được cung cấp nhiều nước để làm loãng đàm, dịu họng, giảm ho.

 

- Riêng đối với vấn đề ho, chúng ta cần lưu ý: khi trẻ bị NKHHCT, ho chính là một phản xạ có lợi để tống đàm dãi ra ngoài, giúp đường thở được thông thoáng cho trẻ có thể hít thở dễ dàng. Vì vậy không nên lạm dụng các loại thuốc ho để kìm hãm phản xạ có lợi này của trẻ nhất là khi hiện nay có nhiều loại thuốc ho có thể gây ngộ độc, tác dụng phụ quan trọng ở trẻ em nếu dùng không đúng cách. Trên thực tế nếu dùng đúng loại kháng sinh thích hợp để trị viêm phổi cũng sẽ giúp trẻ giảm ho nhanh chóng. Chỉ khi nào trẻ ho nhiều dẫn đến những hậu quả xấu cho trẻ như nôn ói, mất ngủ, đau tức ngực, đau rát họng... chúng ta có thể cho trẻ dùng các thuốc ho an toàn. TCYTTG cũng như Bộ Y tế khuyến cáo nên dùng các loại dược thảo, thuốc nam an toàn đã từng được lưu truyền rất rộng rãi trong dân gian: tắc (quất) chưng đường, rau tần dầy lá, mật ong, gừng 

 

Vấn đề tái khám

 

- Tái khám theo hẹn: trẻ cần được bác sĩ khám lại sau 2 ngày để đánh giá xem thuốc kháng sinh này có hiệu quả tốt hay không. Ngay trong trường hợp tốt nhất (trẻ thở trở lại bình thường, hết sốt, ăn – bú khá hơn) trẻ cũng cần phải tiếp tục cho uống kháng sinh đủ thời gian là 5 ngày.

 

- Nếu sau 2 ngày tái khám, nếu trẻ còn thở nhanh, thầy thuốc sẽ cho bé dùng một loại kháng sinh cần thiết khác hoặc cho cháu nhập viện điều trị.

 

- Khám lại ngay: cũng cần lưu ý theo dõi và đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế, bệnh viện nếu thấy trẻ có một trong các dấu hiệu sau: thở khó khăn (thở nhanh hơn - mạnh hơn, thở co rút lồng ngực), trẻ không thể uống được nước, trẻ trở nên mệt hơn. Đây là những dấu hiệu cho biết bệnh của trẻ đã trở nặng, cần nhập viện ngay.

 

 

GIÁO DỤC SỨC KHỎE BỆNH TIM MẠCH

GIÁO DỤC SỨC KHỎE BỆNH TIM MẠCH...

Liệu pháp mới điều trị viêm gan vi rút B

Liệu pháp mới điều trị viêm gan vi rút B...

Moxifloxacin và Ciprofloxacin: Từ PK/PD đến thực hành lâm sàng.

Moxifloxacin và Ciprofloxacin: Từ PK/PD đến thực hành lâm sàng....

NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM DO VI KHUẨN SALMONELLA

NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM DO VI KHUẨN SALMONELLA...

SƠ CỨU CHẢY MÁU MŨI ĐÚNG CÁCH TỪ CHUYÊN GIA TAI MŨI HỌNG

SƠ CỨU CHẢY MÁU MŨI ĐÚNG CÁCH TỪ CHUYÊN GIA TAI MŨI HỌNG ...

ĐÔI NÉT CẦN BIẾT VỀ BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG

ĐÔI NÉT CẦN BIẾT VỀ BỆNH VIÊM MŨI DỊ ỨNG...

Đợt cấp COPD Vai Trò Nhiễm Trùng Và Điều Trị Kháng Sinh

Đợt cấp COPD Vai Trò Nhiễm Trùng Và Điều Trị Kháng Sinh...

BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ: NGUYÊN NHÂN, PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA

BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ: NGUYÊN NHÂN, PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA...

PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE MỘT HƯỚNG ĐI MỚI NHIỀU TRIỂN VỌNG

PHÒNG CHỐNG SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE MỘT HƯỚNG ĐI MỚI NHIỀU TRIỂN VỌNG ...

Cách ổn định đường huyết cho người bệnh đái tháo đường

ổn định đường huyết cho người bệnh đái tháo đường...

icon HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Top