Hướng Dẫn Phòng Ngừa Loét
Ngày tạo : 8/13/2015 Lượt xem : 2716
1/ Nguyên nhân : Thường xuyên xuất hiện ở bệnh nhân nặng, phải nằm lâu không xoay trở được, do bị đè cấn, do tiêu tiểu không tự chủ mà không lau rửa kỹ.
2/ Vùng da nào dễ bị loét nhất :
- Bệnh nhân nằm ở tư thế nào cũng rất dễ gây ra loét ở những nơi mà xương nhô lên, có lớp cơ và da bao bọc quá ít.
- Tư thế nằm ngửa : dễ loét là vùng sau gáy, vùng xương cùng, hai bên xương bả vai, hai cùi chỏ, hai gót chân.
- Tư thế nằm nghiêng : nghiêng về phía nào thì bên đó trực tiếp bị ảnh hưởng : vùng thái dương, phía ngoài và trong đầu gối, mắt cá chân.
3/ Dự phòng :
- Thường xuyên thay đổi tư thế cho bệnh nhân, tối đa 2 giờ/ lần.
- Giữ gìn da khô , sạch, nhất là những vùng dễ bị loét.
- Thường xuyên xoa bóp những vùng dễ bị loét ( nơi bị đè cấn như gót, mông, bả vai, cùi chỏ, mắt cá chân…).
- Chêm lót những nơi bị loét bằng vòng hơi mềm, nằm nệm nước hoặc nệm hơi.
4/ chăm sóc và xử trí bệnh nhân bị loét :
- Vùng da nào đó bị đỏ, nên xoa bóp nhẹ nhàng, giữ vùng da đó luôn khô thoáng, sạch sẽ.
- Phải vệ sinh sạch sẽ sau khi bệnh nhân tiểu tiện.
- Ngoài ra dinh dưỡng rất quan trọng, cần bổ sung nhiều đạm, vitamin để tái tạo tế bào đã hoại tử, tăng sức đề kháng cơ thể.
- Cần thay băng và chăm sóc vết loét mỗi ngày bằng dụng cụ đã được vô khuẩn.
- Ngoài ra phơi nắng vùng da bị hoại tử vào buổi sáng có thể giúp vết thương mau lành.
Trưởng khoa
BS Nguyễn Tấn Vinh