Banner here
Hotline here
  • Slideshow ảnh chính
  • Slideshow ảnh chính
  • Slideshow ảnh chính
  • Slide ảnh chính
  • Slide ảnh chính
  • Slide ảnh chính
  • Slide ảnh chính
HIỆU QUẢ - CẢM THÔNG - CẢI TIẾN LIÊN TỤC

icon HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Khoa Cấp cứu: 0623 883 115

icon ĐĂNG NHẬP THÀNH VIÊN

Người dùng:
Mật khẩu:

icon VIDEO GIỚI THIỆU

icon LIÊN KẾT WEBSITE

SƠ ĐỒ ĐƯỜNG ĐI

icon THỐNG KÊ TRUY CẬP

Đang trực tuyến: 15
Lượt truy cập: 798587

Những bài thuốc dân gian trị Hắc lào hiệu quả

Ngày tạo : 8/1/2015    Lượt xem : 3286

Hắc lào (lác) là từ dân gian được sử dụng để chỉ bệnh ngoài da do vi nấm cạn gây nên. Tác nhân gây bệnh thuộc nhóm Dermatophytes và thường gặp nhất là 2 loại: Trychophyton và Epidermophyton.

Đây là một bệnh da phổ biến. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường gặp ở tuổi thanh thiếu niên và trung niên, nam nhiều hơn nữ, ở những người làm việc trong môi trường ẩm ướt, ra mồ hôi nhiều, bơi lội, hay vệ sinh kém. Đường lây truyền chính thường từ người; ngoài ra có thể gặp từ gia súc (chó, mèo…), đất

Nhận biết hắc lào

Hai dấu hiệu nổi bật là ngứa và nổi mẩn đỏ, mụn nước. Ngứa ở vùng có tổn thương da, cả ngày lẫn đêm, tăng nhiều khi ra mồ hôi, trời nóng nực hay về đêm. Nổi mẩn đỏ một vùng có giới hạn rõ, trên bề mặt thường có nổi nhiều mụn nước như phỏng tập trung ở rìa của tổn thương (diễn tiến ly tâm tương tự như đồng tiền (nên còn được gọi là lác đồng tiền).

Bệnh thường khởi đầu ở một bên bẹn, sau đó có thể lan sang bên kia và ra sau mông. Ngoài ra, bệnh còn có thể gặp ở chi, bụng và mặt.

 


Nếu không chữa trị kịp thời bệnh sẽ lan thêm ra những vị trí khác, tăng kích thước, chàm hóa hoặc lây sang người khác do tiếp xúc trực tiếp hay lây qua quần áo. Nếu bôi thuốc không đúng (thuốc quá mạnh, bôi dây sang da lành hay da non, thuốc không đúng bệnh…) có thể gây ra tình trạng phỏng, chảy nước nhiều, ngứa dữ dội… trong một số trường hợp có thể gây nhiễm trùng, đi lại khó khăn

Điều trị hắc lào

 Chữa hắc lào theo một số cách trong dân gian

- Dùng quả chuối tiêu xanh (còn có tên là chuối lùn, chuối và) xắt từng lát. Rửa sạch chỗ có hắc lào, cạo da rồi xát chuối xanh lên để cho vết hắc lào có mủ chuối tự khô.

 

 

- Lấy một lượng lớn rau sam rửa sạch, sắc đặc, gạn lấy nước cốt nấu với sáp ong, khi sáp ong chảy ra thì cho nhỏ lửa, cô thành cao, dùng cao này phết lên vết hắc lào.

- Lấy 12 gr bột long não, 100 gr rễ húng chanh giã nhỏ. Trộn thật đều hai vị trên rồi vắt một quả chanh vào thuốc này để bôi hằng ngày lên các vết hắc lào.

- Đốt mảnh gáo dừa rồi lấy nhựa bôi vào vết hắc lào.

- Hạt thảo quyết minh (muồng) 100 gr, khế chua 2 quả, 10 lá trầu, tất cả rửa sạch, giã nhuyễn bọc vào vải mùn, xát lên vết hắc lào.

Điều trị hắc lào bằng thuốc nam

Bồ kết 12 g, phèn chua 20 g, thêm nước, đun sôi, để nguội rồi tắm. Sau khi lau khô người, bôi thuốc vào chỗ da bị tổn thương.

Các thuốc bôi bao gồm:

- Vỏ cây đại tươi 50 g; củ chút chít 50 g; cồn 70 độ 100 ml. Hai vị thuốc rửa sạch, giã nát, ngâm vào cồn 7 ngày, dùng bôi vào chỗ hắc lào ngày 1-2 lần.

- Hạt muồng châu tươi 20 g; hạt bồ kết tươi 12 g. Tất cả giã nát, ngâm vào 100 ml cồn 70 độ trong 7 ngày, dùng dung dịch bôi chỗ hắc lào ngày 1-2 lần.

- Rễ, cành, lá cây kiến cò 50 g giã nát, ngâm vào 100 ml cồn 70 độ trong 7 ngày. Dùng dung dịch trên bôi 1-2 lần lên chỗ hắc lào.

- Rễ cây bạch hoa xà (bỏ lõi) 100 g ngâm trong 20 ml cồn 90 độ. Sau 7 ngày thì lấy bôi 1-2 lần lên chỗ hắc lào.

Chữa hắc lào theo tây y

Nhiều loại thuốc bôi cổ điển đã được pha chế sẵn như Antimycose, BSA, ASA, BSI… có tác dụng tốt nhưng gây lột da nhiều, đau rát, để lại màu đen trên da như sạm da hoặc gây biến chứng tương tự thuốc dân gian.

Gần đây có nhiều loại thuốc kháng nấm mới có thể dùng tại chỗ hay uống. Thuốc bôi có dẫn xuất của Imidazole như Econazole, Miconazole, Clotrimazole… bôi 2 lần trong ngày. Đặc biệt ketoconazole chỉ cần bôi 1 lần trong ngày. Những thuốc này có ưu điểm là không có màu, mùi thơm, không gây lột da, viêm tấy, nhưng có thể gây dị ứng nhẹ.

Tuy nhiên dị ứng này sẽ giảm và hết khi ngưng bôi thuốc hay dùng thuốc chống dị ứng. Trong trường hợp nấm tái phát nhiều lần hay nhiều vị trí, thường sử dụng thuốc uống như Griseofulvin, Ketoconazole (Nizoral), Itraconazole (Sporal), Fluconazole… tuy nhiên cần cẩn thận khi sử dụng thuốc chống nấm toàn thân do thuốc có tác dụng phụ.

Thuốc được sử dụng hạn chế ở những người có bệnh nội khoa mãn tính như gan, thận…. Khi phối hợp với các thuốc khác cần phải thận trọng có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, do có thể có những biến chứng nặng nề.

Phòng ngừa hắc lào

Hắc lào thường hay tái phát do dùng thuốc không đúng cách hay do không diệt nguồn lây. Để hạn chế tái phát, bên cạnh dùng thuốc đúng chỉ định cần phải diệt nấm ở những vật dụng cá nhân như áo quần, mùng mền, chiếu gối… bằng cách luộc nước sôi 100oC trong vòng 15 phút, rắc bột chống nấm hay bôi Iod 2% hai ngày một lần.

Đối với người lành chưa mắc bệnh, không nên mặc chung quần áo với người khác, không giao hợp với người lạ, tránh làm việc ở những nơi ẩm ướt, ra mồ hôi nhiều, nếu cần phải giữ khô nhất là nếp gấp.

Khi đã bị bệnh, nếu nhẹ chỉ cần bối thuốc đúng chỉ định, lựa chọn thuốc thích hợp tùy điều kiện địa phương và bệnh nhân. Nếu có tái phát hay có biến chứng nên đến bác sĩ chuyên khoa. Điều quan trọng là không quên diệt nguồn lây.

 
Theo cẩm nang bệnh

 

Thông tin về thuốc CONCHICIN (ngày đăng 09/08/16)

Thông tin về thuốc CONCHICIN (ngày đăng 09/08/16)...

Tương hợp và tương kỵ giữa kháng sinh và dịch truyền (ngày đăng 05/08/16)

Tương hợp và tương kỵ giữa kháng sinh và dịch truyền (ngày đăng 05/08/16)...

Thông tin liên quan đến tính an toàn của một số loại thuốc (ngày đăng 02/08/16)

Thông tin liên quan đến tính an toàn của một số loại thuốc (ngày đăng 02/08/16)...

Thông tin thuốc quý 2/2016

Thông tin thuốc quý 2/2016...

Thông tin thuốc Quý 2/2016 (ngày đăng 18/05/16)

Thông tin thuốc Quý 2/2016 (ngày đăng 18/05/16)...

Thông tin thuốc cho Điều Dưỡng

Thông tin thuốc cho Điều Dưỡng...

Thông tin thuốc - Quý I/2016

Thông báo v/v thuốc giả và thuốc bị đình chỉ lưu hành ...

Một số vấn đề liên quan đến thuốc có dạng bào chế đặt biệt ngày 20/01/2016

Một số vấn đề liên quan đến thuốc có dạng bào chế đặt biệt...

Danh mục các thuốc phải hội chẩn trước khi sử dụng ngày 21/12/2015

Danh mục các thuốc phải hội chẩn trước khi sử dụng ...

Thông tin thuốc quý IV/2015

Thông tin thuốc giả, đình chỉ lưu hành thuốc không đạt chất lượng...

icon HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG

Top